Kiểm soát bệnh do vi khuẩn Vibrio
Những năm qua, bên cạnh sự phát triển của ngành NTTS, thì dịch bệnh cũng đã gây không ít thiệt hại cho người nuôi. Trong đó, nguy hiểm và thường gặp nhiều phải kể đến là bệnh do Vibrio spp. gây ra. Chúng có khả năng ảnh hưởng đến nhiều loài thủy sản, ở tất cả các giai đoạn và tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.
Đặc điểm và khả năng gây bệnh
Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria, có đặc điểm chung: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, nên còn được gọi là phẩy khuẩn, kích thước tế bào từ 0,3 – 0,5 x 1,4 – 2,6 micromet. Những loài thuộc giống Vibrio không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một hoặc nhiều tiên mao; sống yếm khí không bắt buộc, không sinh H2S, hầu hết có đặc tính ôxy hóa, lên men đường Glucose và phát triển trong môi trường nước biển.
Các chủng Vibrio spp. gây nhiều bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, đặc biệt là trên cá biển, tôm nuôi nước lợ và tôm hùm nuôi lồng. Cụ thể, trên cá biển nuôi, Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus gây bệnh xuất huyết trên cơ thể, xuất hiện các vết lở loét ở thân, cuống đuôi và vây ở cá mú giống và cá mú thịt (Leong tak Seng,1994; Somkiat Kanchanakhan, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thùy et al., 2009). Hội chứng đường ruột ở cá mú là do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và V. carchariae (Lee et al., 1995; Yii et al., 1997). Bên cạnh đó, nhóm vi khuẩn này còn gây triệu chứng mắt lồi và mù mắt, làm khả năng bắt mồi của cá kém đi, từ đó làm cá yếu dần và chết (Sindermann, 1970; Richardol, 1972; Lom, 1970). Trên tôm nuôi nước lợ, Vibrio parahaemolyticus mang gen gây độc là nguyên chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (hay còn gọi là bệnh chết sớm), gây chết đến 90 – 100% tôm nuôi (Lightner et al., 2012, 2013). Trên tôm hùm nuôi lồng, vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh đỏ thân, đặc biệt ở giai đoạn ương giống, tỷ lệ chết có thể từ rải rác đến hàng loạt (Võ Văn Nha và Đỗ Thị Hòa, 2006). Ngoài ra, một số loài Vibrio như V. parahaemolyticus, V. harveyi, V. splendidus, V.vulnificus gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm nước lợ; bệnh đỏ dọc thân, bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm nuôi nước lợ cũng đã được nhiều thông báo đề cập.
Kiểm soát để hạn chế việc xuất hiện các chủng Vibrio kháng thuốc
Tăng cường tập huấn để người nuôi được trang bị thêm những hiểu biết về kháng sinh và nguyên tắc dùng kháng sinh trong nuôi thủy sản. Kháng sinh chỉ dùng để trị bệnh nhiễm khuẩn, phải dùng đúng chủng loại, đúng liều, đúng thời gian và đúng thời điểm. Không sử dụng kháng sinh với liều thấp hay dùng để phòng bệnh trên thủy sản nuôi. Thiết lập chương trình giám sát vi khuẩn kháng kháng sinh ở cấp độ quốc gia, cấp tỉnh để hạn chế việc xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Kiểm soát/quản lý nguồn vi khuẩn Vibrio vào hệ thống nuôi
Loại trừ triệt để nguồn Vibrio từ ngay bên trong hệ thống nuôi. Đối với ao nuôi thủy sản cần cải tạo kỹ trước khi thả giống; loại bỏ chất hữu cơ trong ao bằng các biện pháp như: Xi phông đáy, thay nước (nếu có ao lắng và nước được xử lý kỹ), dùng men vi sinh cải tạo đáy ao trong quá trình nuôi. Đối với các hệ thống lồng/bè nuôi cần sát trùng lồng/bè, lưới lồng bằng các biện pháp cọ rửa, phơi nắng hay dùng nước vôi quét bên trong và bên ngoài lồng/bè nuôi. Khi phát hiện thủy sản nuôi bị bệnh chết, lập tức vớt ra khỏi ao/lồng nuôi. Không vứt xác chết bừa bãi mà phải được chôn vào hố cách ly có rải vôi bột hay đem tiêu hủy.
Xử lý/sát trùng đàn giống khỏe mạnh trước khi đưa vào hệ thống nuôi, tùy theo kết quả theo dõi, kiểm tra nguồn gốc, chất lượng đàn giống thu/mua mà chọn loại thuốc phù hợp.
Hạn chế nguồn vi khuẩn Vibrio vào hệ thống nuôi có nguồn gốc từ thức ăn bằng các biện pháp: Lựa chọn loại thức ăn đảm bảo chất lượng (nếu là thức ăn công nghiệp); rửa và sát trùng thức ăn tươi bằng thuốc tím (nếu là thức ăn tươi).
NTESCO: Nước không được xử lý tốt là một tronng những nguyên nhân chính gây nguồn vi khuẩn Vibrio vào hệ thống nuôi. Từ nhiều năm nay, bằng việc ứng dụng công nghệ xử lý nước tiên tiến như:
Hệ thống khử trùng Oxi Hóa kết hợp N-COP.
Hệ thống lọc sợi rỗng N-HFM 0,01 micron.
đã loại bỏ khả năng nhiễm khuẩn Vibrio từ nước cấp nuôi với hiệu quả đã chứng minh qua nhiều công trình tại các khách hàng SX Giống NTTS lớn của Việt Nam.