Cảnh báo xâm nhập mặn tăng cao ở ĐBSCL
Ngày 20.3, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia (TTDBKTTVQG) cảnh báo xâm nhập mặn có xu thế tăng cao ở các tỉnh ĐBSCL từ 21 – 31.3.
Dự báo trong thời kỳ này, thượng nguồn sông Mê Kông và khu vực Nam bộ phổ biến có mưa cục bộ vào chiều tối, ngày nắng; ngày 22 – 23.3 có thể xuất hiện mưa rào và giông rải rác, lượng mưa phổ biến 5 – 15 mm, có nơi cao hơn.
Trong tuần tới, mực nước ở thượng nguồn sông Mê Kông tiếp tục biến đổi chậm. Mực nước tại trạm Kratie (Campuchia) ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,3 – 0,5 m và ở mức cao hơn cùng kỳ năm 2020 từ 0,2 – 0,3 m. Trong những ngày đầu, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm, sau đó sẽ lên lại theo triều. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,4 m; tại Châu Đốc 1,6 m, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,2 – 0,3 m.
NTESCO: Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về nước do các nguyên nhân:
- Tăng dân số
- Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh
- Ô nhiễm nguồn nước, nước chưa được xử lý khi xả thải chiếm tỷ trọng lớn.
- Biến đổi khí hậu: hạn hán, xâm nhập mặn…
Mặc dù có lượng mưa trung bình khoảng 2.000 mm mỗi năm, nguồn nước sẵn có rất theo mùa và phân bố không đồng đều trên cả nước. Tình trạng khan hiếm nước đã trở nên trầm trọng ở nhiều vùng. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng: hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra thường xuyên hơn. Vì vậy, việc trang bị các hệ thống xử lý nước chất lượng là một khoản đầu tư hiệu quả nhằm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, chủ động ổn định nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của các doanh nghiệp.